image banner
    
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Lễ đúc tượng tại chùa Phạm xá
Lượt xem: 66
Ngày 26/11/2023 chùa phạm xá xã Yên Nhân huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Do thượng tọa Thích Thanh Tạo trụ trì chùa phạm xá cùng tín đồ phật tử tổ chức long trọng Đại lễ Đúc tượng. Với 5 pho tượng được thờ trong nhà tổ. Dưới đây là tên và ý nghĩa của các pho tượng.
 
1.Đức phật thích ca
Đức Phật Thích Ca khi còn nhỏ, Thái tử Siddhartha Gautama (sau này là Đức Phật) sinh ra tại vườn Lumbini ở thủ đô Kapilavastu của một vương quốc nhỏ nằm dưới chân dãy Himalaya của Ấn Độ cổ đại.
Nhiều người không biết rằng Đức Phật Thích Ca đang nói đến chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài còn có những tên gọi thông thường khác mà người Việt Nam vẫn quen gọi: Đức Phật, Như Lai Phật Tổ, Như Lai Phật Tổ, Tất Đạt Đa Cồ Đàm,… Trong đó, Như Lai là danh hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đức Phật Thích Ca chính là Thái tử Tất Đạt Đa – người có xuất thân cao quý nhất trong triều đại. Sinh ra tại vương quốc Thích Ca (Shakya – Ca) ngày nay thuộc Ấn Độ. Ngài nhận ra chân lý của chính mình, thoát khỏi luật sinh tử. Đồng thời, Ngài truyền bá những triết lý đó cho con người trên trái đất để họ thoát khỏi đau khổ.
Những lời dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, và dù thời gian có trôi đi nhưng những lời dạy về cuộc sống và giới luật được giảng giải vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.
anh tin bai
2. Ngài Ma-ha-ca-diếp còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong mười đại đệ tử của Tất đạt đa Cồ đàm (Phật Thích Ca), và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam tạng pháp bảo của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Ma-ha-ca-diếp nổi tiếng có hạnh Đầu đà (tu khổ hạnh) nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng-già sau khi Tất đạt đa Cồ đàm mất. Phật Thích Ca là người khai sinh và truyền bá đạo Phật, còn người kế thừa di sản của Phật để truyền lại cho đời sau chính là tôn giả Ca Diếp vậy.
3. Ngài ANAN
Ngài A Nan hay còn được biết đến với tên gọi là A-nan-đà. Dựa trên nhiều tài liệu và điển tích trong Phật giáo, ngài được cho là sinh vào năm 605 TCN. Ngài vốn là người anh em con chú bác cùng với Đức Phật, bởi vì cha của ngài là đức vua Amitodana vốn là em trai của vua Suddhodana – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật.
anh tin bai
Ngài A Nan đã gia nhập giáo hội chỉ hai năm sau ngày thành lập, khi đó ngài mới tròn 18 tuổi, trở thành thị giả thân cận nhất của Đức Phật. Ngài tham gia Tăng đoàn cùng hai người anh trai đó là A-na-luật, vị A la hán được xưng tụng là Đệ nhất Đa Văn trong hàng Thanh văn của Đức Phật; và ngài Đề-bà-đạt-đa, người sau này ly khai khỏi Tăng đoàn, phản bội Đức Phật. Hiện ngài A Nan được tôn xưng như là một trong Thập đại đệ tử xuất sắc nhất của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
4. Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Vị Bồ Tát trí tuệ dùng hạnh nguyên của mình để có thể trụ trong Ta bà thế giới, điều phục cũng như tiếp độ chúng sinh cang cường. Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của ngài là Ni-ma vương tử. Vị này là con thứ 2 của Vô Chánh Niệm (sau là Đức Phật A Di Đà). Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, sau khi Quan Âm Bồ Tát thành Phật, Bồ Tát Đại Thế Chí sẽ thay ngài quản giới phương Tây cũng như chánh pháp.
anh tin bai
Tên của vị Bồ tát Thế Chí trong tiếng Phạn mang ý nghĩa “Sự xuất hiện của sức mạnh vĩ đại”. Có thể hiểu một cách khái quát rằng, sức mạnh ở đây chính là sức mạnh trí tuệ chiếu khắp thập phương. Trong phật giáo Trung Hoa, ngài là một phần của Amita Trinity, có tên gọi là Da Shi Zhi Pu Sa. Trong phái Mật Tông Shingon của nước Nhật Bản, Bồ Tát Đại Thế Chí là một trong số 13 vị Phật của trường phái này.
5. Quan Âm Bồ Tát chính là một trong 4 vị Bồ Tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Quan Âm Bồ Tát với hạnh nguyện từ bi, cứu khổ cứu nạn luôn sẵn sàng cứu vớt tất cả mọi chúng sanh nếu niệm danh hiệu của Người và cầu mong người giúp đỡ.
Quan Âm Bồ Tát thường đứng cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát bên cạnh Đức Phật A Di Đà. Quan Âm Bồ Tát tịnh độ tất cả chúng sanh có duyên được trở về cõi Tây Phương Cực Lạc. Nơi mà không còn đau buồn, mọi chúng sanh đều được sống trong an lạc và hạnh phúc vĩnh hằng.
Quan Thế Âm Bồ Tát được biết đến là một vị Bồ Tát có pháp vô biên. Người có thần lực đứng sau đức Phật A Di Đà. Trong nhiều kinh sách từng chép rằng Ngài đã được Phật A Di Đà Thọ Ký lên làm Phật. Tuy nhiên Đức Bồ Tát Quán Thế Âm nguyện ở danh hiệu Bồ Tát để cứu vớt hết chúng sanh khỏi đau khổ. Nguyện chừng nào chúng sanh khắp cõi không còn buồn đau thì lúc ấy người mới chứng đắc thành Phật. Phật Giáo Nguyên Thủy thường ít có nhắc đến Quan Thế Âm Bồ Tát hơn so với các Phật Giáo khác
Dưới đây là 1 số hình ảnh tại buổi lễ.
Cơ quan chủ quản: Xã Yên Nhân Huyện Ý Yên
Địa chỉ: Xã Yên Nhân - huyện Ý Yên- tỉnh Nam Định
Email: xayennhan.yyn@namdinh.gov.vn
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang